Tuoitre

Sáng 1.11, nêu ý kiến tại phiên thảo luận về đệm ngồi bệt

【đệm ngồi bệt】'Cần chiếc áo cơ chế mới thay vì vá víu, thay từng cúc áo một'

Sáng 1.11,ầnchiếcáocơchếmớithayvìvávíuthaytừngcúcáomộđệm ngồi bệt nêu ý kiến tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội tại kỳ họp 6 Quốc hội XV, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) bày tỏ tâm đắc và tán thành với nhiều giải pháp được đề ra trong Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ. 

Thu hút và trọng dụng nhân tài, không hình sự hóa quan hệ kinh tế

Góp ý về các nhóm giải pháp có tác động lớn tới tăng trưởng bền vững, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế, ông Vân kiến nghị Chính phủ tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cụ thể là 2 nhóm chính sách: thu hút và trọng dụng nhân tài và phát triển doanh nhân dân tộc. 

Đánh giá cao việc Chính phủ đang xây dựng nghị định về thu hút, trọng dụng nhân tài, ông Vân bày tỏ mong muốn nghị định sớm đi vào vận hành và sớm trở thành quy tắc ứng xử trong toàn xã hội. 

'Cần chiếc áo cơ chế mới thay vì vá víu, thay từng cúc áo một' - Ảnh 1.

Đại biểu Lê Thanh Vân nêu ý kiến tại phiên họp ngày 1.11

GIA HÂN

Về doanh nhân dân tộc, ông Vân cho biết, vừa qua Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 41 về doanh nhân nên mong muốn Quốc hội đưa một đoạn hồn cốt của nghị quyết này vào nghị quyết chung của kỳ họp. 

Ông cũng đề nghị Chính phủ sớm có kế hoạch, biện pháp thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị. Trong đó, cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp thường xuyên đối thoại, hỗ trợ doanh nhân khởi nghiệp. "Đặc biệt là bảo vệ tài sản hợp pháp của doanh nghiệp, bổ sung chế tài kinh tế xử lý vi phạm và không hình sự hóa quan hệ kinh tế", ông Vân nêu.

Cải cách thể chế, sử dụng đồng vốn có hiệu quả

Về nhóm giải pháp cải cách thể chế, ông Vân đề nghị coi đây là một nguồn lực. Ông nhắc lại đề nghị sớm thành lập Ban Chỉ đạo T.Ư về cải cách thể chế, coi đây là điểm đột phá quan trọng. 

Trong thể chế, đặc biệt quan tâm 3 nhóm thể chế về kinh tế: thứ nhất, xác lập bình đẳng trong việc phân phối nguồn lực xã hội, không kể công và tư; thứ 2, bảo vệ chế độ hợp đồng, bảo vệ tài sản; thứ 3, giải quyết tốt quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.

"Việc các ngành, địa phương xin cơ chế đặc thù cho thấy cái áo cơ chế của chúng ta đã quá chật hẹp. Cho nên, cần rà soát đồng bộ để may cái áo mới thay vì vá víu, thay từng cúc áo một", ông Vân nhấn mạnh.

Một nhóm giải pháp khác cũng được đại biểu Cà Mau đề cập là việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Ông nhắc lại việc tại Hội nghị T.Ư 8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có khen Chính phủ, Thủ tướng về bài học kinh nghiệm là dồn sức, tập trung vốn cho các công trình trọng điểm. 

"Bài học đó tôi muốn phát huy trong việc xử lý kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng giảm chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển. Có thể dùng toàn bộ tăng thu của các năm liên tiếp tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Cạnh đó, sau khi kết thúc chương trình mục tiêu quốc gia thì không nên tiếp tục nữa mà dành toàn bộ cho đầu tư phát triển", ông Vân kiến nghị.

Nhắc tới nhóm giải pháp chấn hưng văn hóa, đạo đức dân tộc, đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng để chấn hưng văn hóa dân tộc và đạo đức ứng xử thì có 3 nhóm người cần phải trách nhiệm đi đầu. Đầu tiên là giới lãnh đạo, quản lý phải đi đầu về trách nhiệm dẫn dắt về đạo đức, văn hóa. Thứ 2 là thầy cô giáo trong nhà trường và thứ 3 là cha mẹ trong gia đình. 

"Ba nhóm người này dẫn đầu về văn hóa, đạo đức thì tôi tin thế hệ trẻ có ứng xử văn hóa, đạo đức tốt hơn", ông Vân nhấn mạnh.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap